Đồng Nai: Một bác sĩ dương tính Covid-19, cách ly hơn 100 người liên quan
Ngày 14.2, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Ban tổ chức giải đua thuyền máy Nhà nghề quốc tế UIM F1H2O World Championship.Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt thỏa thuận tỉnh Bình Định tiếp tục là một trong những địa điểm tham gia tổ chức giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề quốc tế UIM F1H2O World Championship trong năm 2025, diễn ra từ ngày 1 - 3.5.Giải đua năm nay có sự góp mặt của 10 đội đến từ 13 quốc gia trên thế giới (21 thuyền đấu) và sẽ được tổ chức luân phiên tại 6 - 7 quốc gia trên toàn thế giới.Tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, Bình Định đã sẵn sàng công tác chuẩn bị, hạ tầng cơ sở đáp ứng cho các giải đua, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn Ban tổ chức giải tiếp tục quảng bá mạnh mẽ hơn nữa giải đua F1H2O để du khách, người dân các nước biết và dự khán ở tất cả các điểm tổ chức giải đấu, cũng như tạo sự kết nối, hợp tác, chia sẻ giữa các điểm tổ chức giải.Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Raimondo di San Germano, Giám đốc điều hành H2O Racing, chúc mừng nhà vô địch giải đua năm 2024 của đội đua F1H2O Bình Định - Việt Nam. Theo ông Raimondo di San Germano, việc tỉnh Bình Định tổ chức thành công giải F1H2O tại đầm Thị Nại (TP.Quy Nhơn) được xem là một điểm mới trong lịch sử của UIM F1H2O World Championship. Đây là một bước đi quan trọng, chứng tỏ sự cam kết của H2O Racing trong việc mở rộng phạm vi của thể thao nước và mang lại những trải nghiệm mới cho cả tay đua lẫn khán giả trong và ngoài nước.Ban tổ chức F1H2O tiếp tục ủng hộ Bình Định - Việt Nam dài hơi hơn trong tham gia tổ chức giải đua này. Bên cạnh đó, cam kết tiếp tục truyền thông hình ảnh Bình Định vươn ra thế giới thông qua mạng lưới truyền thông mang tầm quốc tế và các buổi tường thuật trực tiếp giải đấu tại Quy Nhơn - Bình Định.Giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề UIM F1H2O World Championship là sự kiện thể thao quy mô lớn và được coi là một trong những giải đua vô địch thuyền máy nghề uy tín nhất trên thế giới, được tổ chức bởi Liên đoàn Đua thuyền máy quốc tế (UIM). Với gần 40 năm hoạt động, 300 lần tổ chức giải đấu, đi qua hơn 30 quốc gia, UIM F1H2O World Championship có lịch sử lâu dài và uy tín trong giới thể thao nước, thu hút sự quan tâm và tham gia của các đội đua hàng đầu từ nhiều nơi trên thế giới.Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiềm năng, thế mạnh vượt trội của các ngành dịch vụ cảng biển
Môi trường học tập ngày càng rộng mở, đa dạng với sự đầu tư chỉn chu về cơ sở vật chất, cơ hội cho sinh viên thực tập ở các bệnh viện lớn, và tiếp cận khám chữa lâm sàng từ rất sớm trong chương trình đào tạo,… đã định hình chất lượng đào tạo 2 ngành:- Bác sĩ Đa khoa, và- Bác sĩ Răng-Hàm-Mặttạo niềm tin lớn để các thí sinh lựa chọn học tập tại ĐH Duy Tân ngay trong năm 2025 này.ĐH Duy Tân đang đào tạo các ngành:- Y Khoa: với chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, và- Răng-Hàm-Mặt: với chuyên ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt.Chương trình đào tạo của các ngành học này tại DTU được xây dựng qua quá trình hợp tác lâu năm và bền vững với nhiều trường Y lớn tại Mỹ như: - ĐH Pittsburgh (UPitt): xếp thứ 7 trong Top 15 trường có nghiên cứu y khoa hàng đầu của Mỹ (theo bảng xếp hạng của Viện Sức khỏe Mỹ - NIH),- ĐH Illinois ở Chicago (UIC): trường có hệ thống chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất nước Mỹ (về mặt số lượng sinh viên và ngành học),- ĐH Y khoa Duke - NUS (Singapore),- ĐH Ben Gurion (Israel),- ĐH Burapha, ĐH Khon Kaen, và ĐH Mahidol (Thái Lan),- ĐH Quốc gia Chungbuk, ĐH Dong-A, ĐH Yeungnam (Hàn Quốc),- … Sinh viên theo học ngành Bác sĩ Đa khoa và Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU được học tập trong cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ tối đa cho hoạt động giảng dạy và thực hành ở riêng một Khu nhà F tại cơ sở 120 Hoàng Minh Thảo, TP.Đà Nẵng, cụ thể: - Sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa học cùng 19 phòng thực tập tình huống, 7 phòng điều khiển, 2 phòng "debriefing" với trị giá đầu tư lên đến hơn 3 triệu đôla Mỹ, được quy hoạch riêng trong cả khu Nhà F để đảm bảo mọi diễn biến của một ca khám/điều trị bệnh được mô phỏng y như trong thực tế. Sinh viên sẽ được thực hành trên mô hình bệnh nhân với "3 anh em nhà Sim": SimMan 3G, SimMan Essential, và SimBaby bên cạnh khoảng hơn 300 mô hình giải phẫu, mô phỏng thực hành, hay thăm khám khác,…- Sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt học cùng hệ thống ghế nha khoa "nhập ngoại" được lắp đặt với mỗi ghế có đủ các hệ điện, nước, khí và các bộ tay khoan,… bên cạnh phòng lab X-quang, đóng khuôn/sáp nhuộm, và 20 bộ mô phỏng thực hành nha khoa để sinh viên luôn có thể rèn nghề.Quá trình thực hành của sinh viên ở ĐH Duy Tân được các bác sĩ "thẩm định" ngay tại các bệnh viện lớn trong suốt quá trình đào tạo lâm sàng "cầm tay chỉ việc" trên tinh thần đào tạo ra những bác sĩ có tâm và tài cho xã hội, cụ thể ở các bệnh viện như: - Bệnh viện Trung ương (TW) Huế,- Bệnh viện Đà Nẵng,- Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng,- Bệnh viện Quân Y 17,- Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng,- Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng,- Bệnh viện Phổi Đà Nẵng,- Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng,- …Thực tế từ quá trình giảng dạy và đào tạo Y khoa ở ĐH Duy Tân đã tạo nền tảng để lĩnh vực Khoa học Sức khỏe của Nhà trường được nhiều bảng xếp hạng uy tín thế giới xếp hạng ở vị trí cao, tiêu biểu là:- Top 401-500 Thế giới theo xếp hạng World University Rankings by subject (THE) 2025, - Top 451-500 Thế giới theo xếp hạng QS World Rankings by Subjects 2025.Đây là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo để các thí sinh có thể yên tâm lựa chọn theo học khối ngành Y-Dược tại ĐH Duy Tân trong mùa tuyển sinh 2025 này."Ứng dụng 3D Giải phẫu Người trong Y học" do Trung tâm Mô hình hóa & Mô phỏng (CVS), ĐH Duy Tân phát triển từ 2016 đã và đang phát huy tối đa trong hoạt đào tạo khối ngành Khoa học Sức khỏe tại trường. Ứng dụng 3D này mô phỏng chi tiết toàn bộ các hệ cơ quan và bộ phận trong cơ thể người, bao gồm gần 4.000 chi tiết giải phẫu phức tạp của đầy đủ các hệ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tim mạch,... Ứng dụng này hoạt động trên nhiều nền tảng phần cứng và hệ điều hành khác nhau, hỗ trợ tương tác cả trong môi trường 3D VR/AR (Thực tế Ảo và Thực tế Ảo Tăng cường). Sản phẩm đã đoạt giải Nhất Nhân tài Đất Việt 2017 và đã góp phần giảm thiểu nhiều giờ thực hành trên xác người cũng như tạo điều kiện cho sinh viên các ngành Y tế có thể tự học, tự nghiên cứu. Sản phẩm hiện đang được sử dụng tại Trường ĐH Y Huế và Trường Y-Dược (CMP), ĐH Duy Tân.Một sản phẩm khác là "Mô hình Khâu Vết thương DTU SimSkin" do chính sinh viên Khoa Răng-Hàm-Mặt của ĐH Duy Tân thực hiện đã góp phần tối ưu hóa hoạt động đào tạo khi tại Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm nội địa tương tự có chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh. Mô hình có nhiều đặc tính tốt như: đảm bảo hình thái, cấu trúc giải phẫu giống thật, độ đàn hồi, khả năng chịu lực kéo và độ bền rất cao.Từ các lab nghiên cứu DTU, nhiều sản phẩm y tế đã đạt các giải thưởng lớn và/hoặc được thương mại hóa, cụ thể:- Ứng dụng 3D Giải phẫu Người trong Y học: được trao giải Nhất Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017, danh hiệu Sao Khuê năm 2018, và giải Bạc tại ASEAN ICT Awards 2018.- Sản phẩm eCPR: Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi đạt Danh hiệu Sao Khuê 2020, được cấp Bằng Sáng chế và đã được được thương mại hóa với Công ty WellBeing.- Máy thở dtu-VENT: với đầy đủ các chức năng của một máy thở y tế chuyên nghiệp, đáp ứng các thông số cấp cứu và điều trị bệnh nhân COVID-19 hay các bệnh đường hô hấp khác.- Máy AED-302 Trainer: huấn luyện kỹ năng sốc tim, hồi sức tim phổi và đã bắt đầu được tiến hành thương mại hóa sản phẩm cùng với Công ty WellBeing.- Sản phẩm Chân giả Chủ động Flexi Legs: đạt giải Á quân 2 trong cuộc thi Thiết kế cho Người Tàn tật (Accessibility Design Competition - ADC) 2023 và giải Nhất ASEAN Green Entrepreneurship Hackathon 2024, đã đăng ký bản quyền sáng chế riêng.- Hệ Sinh thái Y khoa Online: đạt giải Nhất Thanh niên Kiến tạo 2021, giải Nhất và có Sức ảnh hưởng Lớn nhất tại giải thưởng Sao Kim 2021, giải Nhất Thử thách Sáng tạo Xã hội VSIC 2021, Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, giải Engaged Scholar 2021 của VNES - Mạng lưới học giả kết nối cộng đồng Việt Nam,…- Mô hình Khâu Vết thương DTU SimSkin: đạt giải Nhì Hội thi Nghiên cứu Khoa học SMILE CODE,- …Trong những năm gần đây, ĐH Duy Tân liên tục thu hút được nhiều tổ chức và chuyên gia trong lĩnh vực Y khoa trên thế giới về giao lưu, cộng tác hay làm việc. Đơn cử như ở ngành Răng-Hàm-Mặt, gần đây, trong chương trình đào tạo về "Cấy ghép Implant Nha khoa All-on-X & GBR" do Công ty Dentium kết hợp cùng ĐH Harvard và ĐH Duy Tân tổ chức từ ngày 19 - 20/10/2024, 4 giảng viên đến từ ĐH Harvard, Hoa Kỳ đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy, cung cấp kiến thức về phương pháp cấy ghép nha khoa tiên tiến hiện nay. 4 Phó Giáo sư, Tiến sĩ/Thạc sĩ, Bác sĩ của ĐH Harvard đã đến giảng dạy là:• PGS.TS.BS. David M. Kim - Giám đốc Chương trình đào tạo Nha chu Sau Đại học, Trường Nha khoa, ĐH Harvard kiêm Thành viên Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ;• PGS.TS.BS. Wahn Khang - Phó Giáo sư về Thực hành Lâm sàng của Trường Nha khoa, ĐH Harvard kiêm Thành viên Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ;• GSDB.TS.BS. Jerry Lin - Giảng viên Trường Nha khoa, ĐH Harvard kiêm Thành viên Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ, Chủ tịch Học viện Cấy ghép Nha khoa (Đài Loan, Trung Quốc);• ThS.BS. Emilio Arguello - Giảng viên Trường Nha khoa, ĐH Harvard kiêm Thành viên Hội đồng Nha chu Hoa Kỳ.Hội nghị Khoa học Y Dược Duy Tân năm 2024 về "Y Dược Công nghệ cao trong Kỷ nguyên mới" cũng đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ y tế, giảng viên,… trong và ngoài nước tham dự vào ngày 28/9/2024 tại Đà Nẵng. Hội nghị đi sâu vào việc chia sẻ và cập nhật những tiến bộ của Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực Y - Sinh - Dược, Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng và Y tế Công cộng hướng tới nâng cao chất lượng điều trị, kiểm soát và quản lý sức khỏe bệnh nhân, nâng cao năng lực giảng dạy Y học trong Thời đại số.Giảng viên và sinh viên theo học ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở ĐH Duy Tân đã triển khai rất nhiều các chuyến đi khám chữa miễn phí răng miệng cho cộng đồng, từ Trường Mẫu giáo Cà Dy và Trường Mẫu giáo Liên xã Tà Bhing - Tà Pơơ đến Trường Tiểu học Xã Ba ở Quảng Nam đến cho các cán bộ, giảng viên DTU cùng con em trong gia đình hay trực tiếp các sinh viên Duy Tân.ĐH Duy Tân đã thực hiện miễn phí:- Khám và tư vấn tình trạng răng miệng cho 3.875 người,- Trám 3.033 răng sâu,- Lấy cao răng cho 1.492 người bệnh,- Bôi SDF cho 3.394 răng sữa sâu ở trẻ nhỏ,- Nhổ 232 răng,- Tặng 4.814 phần quà gồm kem, bàn chải đánh răng, xà phòng rửa tay, gạo, chăn màn, áo quần cho các hộ gia đình.Đây là những món quà vô giá được lan tỏa từ tinh thần vì cộng đồng của giảng viên và sinh viên các ngành Y của ĐH Duy Tân trong suốt quá trình giảng dạy và học tập tại Trường.
Cơ hội huy động vốn từ 5 triệu USD cho dự án carbon thấp
Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của các em học sinh với phần ăn sáng miễn phí xôi, bánh mì hoặc bánh mặn, lúc "sang" có thêm hộp sữa ở tủ bánh 0 đồng đặt trước cổng trường nhận hàng ngàn lượt yêu thích của cư dân mạng.Từng là nhà hảo tâm quyên góp đều đặn cho tủ bánh mì 0 đồng của thầy giáo Vũ Văn Tùng (H.Ia Pa, Gia Lai) giúp các em học sinh người dân tộc thiểu số ấm bụng ngồi học, chị Lê Thị Kiều (33 tuổi) đã mở tủ bánh 0 đồng đặt tại Trường TH - THCS Kpă Klơng (xã Ia Kdăm, H.Ia Pa, Gia Lai) từ năm 2021.Những ngày đầu, chị Kiều chuẩn bị 150 phần ăn sáng chủ yếu từ tiền túi và bạn bè thân quen. Tủ bánh mở được 1 lần/tuần vì kinh phí hạn hẹp. Được sự giúp đỡ ngược lại của thầy Tùng cùng nhà hảo tâm khắp nơi, đến nay, tủ bánh này cung cấp 250 phần ăn sáng vào thứ hai và thứ năm hằng tuần cho học sinh khó khăn.Mỗi phần ăn sáng chỉ từ 4.000 - 5.000 đồng nên tổng chi phí một bữa sáng cho các em dao động 1.000.000 - 1.250.000 đồng. "Ở đây hầu hết là trẻ em người đồng bào, ngày nào phát bánh là các em đi học từ sáng tinh mơ xếp hàng chờ nhận rồi nhảy chân sáo cười hạnh phúc khiến tôi rất xúc động", chị Kiều nói.Dù 7 giờ mới vào học, nhưng từ 5 giờ 30 các em đã có mặt chờ sẵn. Những ngày mưa lạnh, các em đến trễ hơn 15 phút, nhưng chỉ sau 30 phút là tủ bánh sạch trơn. Ông Nguyễn Minh Phúc, bảo vệ trường phụ phát bánh, tâm sự chứng kiến các em học sinh quần áo dính đất đỏ lem nhem, có em không có dép mang hay mang đôi dép tổ ong mòn hết đế mừng rỡ nhận phần ăn sáng rất thương. "Một số em tới trễ hết bánh nhìn thấy tội lắm", ông nói.Ngày đầu mở tủ bánh, học sinh tới đông, chị Kiều và bác bảo vệ phải liên tục nhắc, hướng dẫn các em xếp hàng, nói cảm ơn bằng tiếng Kinh. Đến nay, hoạt động đi vào quy củ, các em không ai bảo ai, sáng sớm chạy thật nhanh đến trước tủ bánh, lễ phép chào hỏi, xếp hàng chờ tới lượt.Mỗi lần nhìn các em ăn ổ bánh mì, hộp xôi ngon lành, chị Kiều lại nhớ về khoảng thời gian ấu thơ khi gia đình còn khó khăn, chị đã mừng rỡ và ngấu nghiến ăn hết phần của mình khi được ai cho gì đó. Ngoài bữa sáng, dịp tết, trung thu, quốc tế thiếu nhi, cô gái 33 tuổi cùng bạn bè chuẩn bị thêm những phần quà là nhu yếu phẩm hoặc quà bánh khác để khuyến khích các em đi học đều hơn.Thầy Trần Ngọc Tuấn, Hiệu trưởng Trường TH - THCS Kpă Klơng, cho biết trường có nhiều em học sinh là hộ nghèo, cha mẹ các em đi làm ăn xa ở Đồng Nai hoặc hái cà phê thuê ở Đắk Lắk nên sáng dậy các em không ăn sáng, tự đến trường. Từ ngày có tủ bánh, các em đi học đều hơn, nhiều hơn, sớm hơn thường lệ."Trong 250 phần ăn sáng chị Kiều chuẩn bị, nhà trường nhờ cô giáo chuyển 30 phần lên điểm trường ở làng Plơi H'Bel có 30 em lớp 1, lớp 2 - nơi đa số các em là hộ nghèo, để các em đi học đầy đủ; còn 220 phần ở điểm trường chính. Một số em tới trễ hết phần thấy cũng thương, rất mong sẽ có thêm 70 - 100 phần nữa để các em nhà khó khăn có bữa sáng ấm bụng trước giờ vào lớp", thầy Tuấn chia sẻ.
Đây là một trong những chương trình Trách nhiệm Xã hội (CSR) thường niên, được INSEE phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức, nhằm thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và cam kết lâu dài trong hành trình "Vững Xây Cuộc Sống".Những phần quà thiết thực đã được trao tận tay các hộ gia đình, không chỉ mang đến sự hỗ trợ về vật chất mà còn là lời động viên tinh thần, giúp bà con đón một mùa xuân ấm áp và trọn vẹn hơn. Chương trình không chỉ lan tỏa những giá trị nhân văn mà còn thắt chặt thêm mối quan hệ giữa INSEE với cộng đồng địa phương, khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong việc đồng hành và phát triển bền vững cùng xã hội.Hoạt động này nằm trong chuỗi chương trình trách nhiệm xã hội của INSEE, nhằm hỗ trợ những người dân có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong dịp Tết cổ truyền - thời điểm mà mọi gia đình đều mong muốn được sum vầy, đón một năm mới trọn vẹn và đủ đầy. Với tinh thần sẻ chia, INSEE hy vọng rằng những món quà Tết không chỉ mang đến sự ấm áp mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương trong cộng đồng.Chương trình được triển khai tại nhiều khu vực xung quanh nhà máy INSEE bao gồm phường Thạnh Mỹ Lợi (TP.Thủ Đức), xã Long Thới (TP.HCM), thị xã Phú Mỹ (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), với sự tham gia của cán bộ nhân viên công ty. Đây không chỉ là cơ hội để nhân viên INSEE trực tiếp đóng góp cho xã hội mà còn giúp tăng cường sự gắn kết với người dân địa phương. Hình ảnh những nụ cười, những lời cảm ơn chân thành từ các hộ gia đình chính là nguồn động viên to lớn để INSEE tiếp tục hành trình đóng góp cho xã hội.Bà Huỳnh Thị Thanh Hoa - Bí thư Đoàn Thanh Niên Xã Long Thới chia sẻ: "Tết là thời điểm để mọi người đoàn tụ, cùng nhau hướng đến những điều tốt đẹp. Thấu hiểu hoàn cảnh của nhiều gia đình còn gặp khó khăn, chân thành cảm ơn Công ty INSEE đã phối hợp cùng địa phương mang đến một mùa Tết ấm no cho người dân, một phần nào đó mang đến niềm vui và sự hạnh phúc cho người dân tại địa phương".Với tuyên ngôn thương hiệu Vững Xây Cuộc Sống, INSEE không ngừng đổi mới và mở rộng các hoạt động trách nhiệm xã hội, từ việc hỗ trợ nhà ở, cải thiện cơ sở hạ tầng đến các chương trình giáo dục và bảo vệ môi trường. Thông qua những hoạt động ý nghĩa này, Công ty đã tạo nên dấu ấn là một doanh nghiệp vì cộng đồng đối với địa phương.Không chỉ dừng lại ở hoạt động tặng quà Tết, INSEE sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp và đối tác để triển khai thêm nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng trong tương lai, chung tay phát triển một xã hội bền vững.
Vì sao Tổng thống Biden gọi Trung Quốc là ‘quả bom hẹn giờ’?
Mới đây, câu chuyện người đàn ông Pháp Philippe Tougeron (61 tuổi) dẫn con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) về TP.HCM tìm lại mẹ, được đăng trên Báo Thanh Niên qua bài viết: Sau 30 năm, người cha Pháp vượt 10.000 km dẫn con gái về TP.HCM tìm mẹ, đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ rộng rãi của quý độc giả. Trong các bài lan tỏa câu chuyện trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự xúc động trước hành trình tìm lại nguồn cội của cô gái Pháp cũng như tấm lòng nhân hậu, quảng đại của người cha. Bên cạnh đó, nhiều người mong cầu cho phép màu xảy ra trên hành trình đặc biệt của cha con ông Philippe tại TP.HCM. Hành trình tìm mẹ của cô gái Pháp, bên cạnh sự giúp đỡ của cha nuôi còn có sự đồng hành của những người Việt Nam tốt bụng, là ông Huỳnh Tấn Sinh hiện sống ở Pháp và bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi), hiện làm việc ở TP.HCM.Sau khi bài viết trên Báo Thanh Niên được chia sẻ, bà Hương đã nhận được nhiều thông tin từ quý độc giả. Trong số đó, có những thông tin quan trọng, hữu hiệu cho cuộc tìm kiếm."1 ngày sau khi bài báo được chia sẻ, tôi nhận được thông tin về một người phụ nữ có thông tin hoàn toàn trùng khớp với thông tin của mẹ ruột Mai Anh. Sau khi đối chiếu hồ sơ và lắng nghe câu chuyện, tôi nhận thấy khả năng cao đây là mẹ ruột Mai Anh nên đã lấy mẫu làm xét nghiệm ADN ngay sau đó rồi chờ kết quả", bà Hương tâm sự.Sau thời gian hồi hộp, cuối cùng, xem kết quả xét nghiệm ADN với lời kết luận người phụ nữ ở TP.HCM và Oriane Mai Anh Tougeron "có quan hệ huyết thống mẹ con", bà Hương đã vỡ òa hạnh phúc, thông báo tin vui này cho cha con ông Philippe.Thời điểm này, ông Philippe và con gái đang ở Đồng Nai thăm gia đình Việt Nam của anh Maxime, cũng là một người con nuôi gốc Việt của người cha Pháp. Vừa nghe tin, ông Philippe và chị Oriane đã bất ngờ, cảm xúc khó có thể diễn tả hết bằng lời.Chia sẻ với Thanh Niên ngay khoảnh khắc nhận được tin vui, chị Oriane cho biết bản thân vừa bất ngờ, vừa hạnh phúc. Mọi thứ đến với chị quá nhanh đến mức không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được cảm xúc lúc này."Ngay chỉ sau 1 ngày bài viết được chia sẻ, tôi đã có tin. Thật khó tin, nhưng lại là sự thật. Đó thực sự là một phép màu. Tôi thực sự cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trên hành trình này", cô gái Pháp chia sẻ.Cạnh bên, người cha cũng không giấu được niềm vui. Bởi ngay trong lần đầu tiên về Việt Nam tìm mẹ cho con gái sau 30 năm dài đằng đẵng, cha con đã nhận được tin vui "thần tốc".Ông Philippe dành những lời cảm ơn chân thành nhất đến Báo Thanh Niên, ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương cũng như tất cả những người tốt bụng đã giúp đỡ ông và con trên hành trình này, để có được phép màu hôm nay. Đầu tuần sau, cha con ông sẽ từ Đồng Nai trở lại TP.HCM. Họ hồi hộp mong chờ cuộc gặp với gia đình Việt Nam của Oriane. Từ đây, những câu hỏi về gốc gác, nguồn cội mà Oriane mang theo 3 thập kỷ sẽ được giải đáp, để rồi cô gái gốc Việt sẽ không còn băn khoăn gì về bí mật lớn nhất cuộc đời mình, rằng: "Vì sao mẹ lại bỏ con!".Ông Huỳnh Tấn Sinh từ nước Pháp xa xôi, khi nghe tin cũng đã dành những lời chúc mừng cho ông Philippe và con gái. Ông Sinh cho biết ông vô cùng hạnh phúc và xúc động trước phép màu này. Chính niềm hạnh phúc của những người được ông giúp đỡ trong khoảnh khắc tìm thấy được thân nhân cũng là động lực để người đàn ông tốt bụng tiếp tục hành trình nhân đạo của mình.Điều gì sẽ đón chờ cô gái Pháp và cha nuôi trong cuộc gặp lại gia đình ruột sắp sửa, sau gần 3 thập kỷ?